Vùng an T…áng

Chuyện bây giờ mới hiểu.

Ngày xửa ngày xưa, khi còn hoạt động nhiều trong lĩnh vực Coaching, không biết bao nhiêu lần tôi đã đưa học viên vào thẳng “Vùng an t…” và sau đó … (những cảnh tượng kinh hoàng và hãi hùng diễn ra). Sau khi tiến vào vùng quằn quại và đau đớn ấy, không nhiều người có thể vượt qua được …

Sau một thời gian dài, được học hỏi và va chạm nhiều hơn, có được cho mình sự bình tĩnh, bắt đầu chịu khó tìm tòi về bản chất của việc đặt mục tiêu hiệu quả. Kinh qua đủ mọi thể hoạt đặt mục tiêu và lên kế hoạch, từ SMART, SMSPDA, BSC, …

Thì mới nhận ra là nếu liên tục đặt mục tiêu ở vùng số 5 => chúng ta luôn luôn bị quá tải, mệt mỏi thường xuyên, mất dần năng lượng, động lực, sức khỏe thì càng ngày càng đi xuống.

Hoặc là đặt mục tiêu ở vùng số 1 thì chúng ta thường có xu hướng không muốn làm và đợi tới deadline mới làm.

Ngặt một nỗi dù ở trạng thái 1 hay 5, vì ảnh hưởng của truyện cổ tích lên phần tiềm thức của mình, chúng ta thường mong muốn có những thành công “Ngay lập tức”, kiểu như có ông bụt nào đó đến với cuộc đời bạn và cho bạn một công cụ để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong thời gian ngắn.

Ông bụt đó có tên là DEADLINE và công cụ đó có tên là: Cortisol và Adrenaline.

Deadline là một điểm kích hoạt để não bộ cảm thấy nguy hiểm và bắt đầu điều tiết tuyến thượng thận tiết ra Adrenaline (kích thích tim đập nhanh, giãn nở các phế quản giúp lượng oxi nạp vào nhiều hơn, máu sẽ được ưu tiên bơm lên não,phổi,tim) => toàn bộ các giác quan sẽ nhạy bén hơn rất nhiều.
Còn Cortisol sẽ kích thích quá trình chuyển hóa Glucose làm tăng lượng đường huyết trong máu nhằm mục đích duy trì hoạt động liên tục của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra còn kích hoạt tính năng kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch để các cơ quan có thể hoạt động liên tục mà không hề biết nó đang mệt mỏi.
Dẫn đến việc duy trì tình trạng deadline liên tục sẽ làm cho cơ thể bị tổn thương và rối loạn……

=> Để tránh tình trạng cơ thể bị quá tải và dần mất đi năng lượng sống, và để liên tục phát triển, đặt những mục tiêu có sự thách thức và cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa thì chúng ta cần liên tục kiểm tra cảm xúc của mình khi đặt ra mục tiêu. Nếu cảm thấy bình thường, nhẹ nhõm => vùng số 1

=> Chúng ta cần tăng con số của mục tiêu đó dần dần từ 30%-200% tăng đến giai đoạn mà chúng ta cảm thấy lo sợ kèm với sự phấn khích thì lúc đó bạn đã bước ra vùng số 2, và khi tăng tới vùng số 4 thì nỗi lo sợ vẫn nhiều nhưng vẫn còn phấn khích. Nhưng khi qua hẳn vùng số 5 thì chỉ còn nỗi sợ.

Ví dụ:
Đặt mục tiêu về chạy bộ bạn hãy kiểm tra cảm xúc của mình khi nhìn thấy những con số sau:
2km – 5km – 10km – 21km – 42km – 70km – 100km

con số nào làm cho bạn cảm thấy vừa sợ vừa hào hứng thì đó chính là mục tiêu phù hợp. Tất nhiên là còn nhiều yếu tố khác liên quan tới thời gian hoàn thành hoặc là loại chạy là trekking hay road. Nhưng bạn cũng hiểu được cách để chúng ta tránh bị quá tải rồi đúng không?

Hi vọng mọi người thấy bài viết này hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *